Học trực tuyến

Hàm số bậc hai

  •   Xem: 3168
  •   Thảo luận: 1
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
  • Biết được hình dạng của hàm số bậc hai; Sự biến thiên và đồ thị của hàm số bậc hai; Cách vẽ đồ thị của hàm số bậc hai.
  • Xét được sự biến thiên và vẽ được đồ thị của hàm số bậc hai. Làm được một số dạng toán liên quan đến hàm số bậc hai.
2. Về năng lực
  • Phát biểu được: Dạng của hàm số bậc hai; Sự biến thiên và đồ thị của hàm số bậc hai; Cách vẽ đồ thị của hàm số bậc hai.
  • Xét được sự biến thiên và vẽ được đồ thị của hàm số bậc hai. Làm được một số dạng toán liên quan đến hàm số bậc hai.
  • Xác định được các hệ số của hàm số bậc hai thoả yêu cầu cho trước, các dạng toán tương giao của hai đồ thị.
3. Về phẩm chất
  • Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. Thiết bị dạy học và học liệu Sách giáo khoa Toán học 10 (NXBGD).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:
  • Tạo sự tò mò, gây hứng thú cho HS về lý thuyết hàm số bậc hai, trong thực tế.
  • Hình dung được hình ảnh ban đầu về hình ảnh Parabol trong thực tế.
b) Tổ chức thực hiện
#1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ ở mục Nội dung
Nội dung: Quan sát một số các công trình sau và cho biết các công trình đó có hình dạng là đường gì?















Hình 1. Cổng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội













Hình 2. Cổng Arch tại thành phố St.Louis của Mỹ
#2: HS thực hiện: quan sát, ghi câu trả lời vào vở. GV quan sát, gợi ý cho HS liên tưởng đến kiến thức đã học để trả lời cho câu hỏi.
Sản phẩm:
  • Tất cả các công trình trên đều có hình dạng một Parabol.
  • Học sinh đặt ra câu hỏi: Tại sao người ta lại làm các công trình đó có hình dáng như vậy? Trong toán học những hình dáng trên là đồ thị của hàm số nào?
#3: Báo cáo, thảo luận: GV chọn một HS trả lời câu hỏi; GV gợi ý HS nhận xét điểm chung của các hình trên;
#4: Kết luận, nhận định: GV kết luận: Các hình ảnh trên có hình dạng là đồ thị của một hàm số, đó là hàm số nào, hàm số đó có sự biến thiên và đồ thị ra sao thì chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Từ đó, GV giao nhiệm vụ tiếp theo trong Hoạt động 2 để tìm hiểu xem một số đặc điểm của đồ thị hàm số bậc hai và cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
2. Hoạt động 2: Đồ thị của hàm số bậc hai 
a) Mục tiêu: HS biết được hình dạng của hàm số bậc hai; Biết được các yếu tố của đồ thị hàm số bậc hai; Cách vẽ đồ thị của hàm số bậc hai.
b) Tổ chức thực hiện
#1: GV lần lượt giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
Nội dung: HS được yêu cầu thực hiện lần lượt các nhiệm vụ sau:
1. GV yêu cầu HS quan sát hình 21 SGK trang 44 từ đó nêu nhận xét về đồ thị hàm số bậc hai?
2. GV yêu cầu HS đọc nội dung 3 SGK trang 44 và vẽ đồ thị các hàm số sau:
a)          b)
#2: HS thực hiện nhiệm vụ: Có thể tham khảo SGK, làm bài, ghi kết quả vào vở
Sản phẩm: Kết quả bài làm của HS được ghi vào vở:
1. Đồ thị của hàm số  là một đường parabol có đỉnh , có trục đối xứng là đường thẳng  Parabol này quay bề lõm lên trên nếu , xuống dưới nếu  .
2.








a) Đỉnh ;

Trục đối xứng là đường thẳng ;
Giao với trục  là ;
Điểm đối xứng với điểm    qua đường thẳng  là ;
Giao với trục  là  và
Vẽ đồ thị.






b) Đỉnh ;
Trục đối xứng là đường thẳng ;
Giao với trục  là ;
Điểm đối xứng với điểm  qua đường thẳng    là ;
Vẽ đồ thị.

#3: GV tổ chức thảo luận và kết luận
1. GV gợi ý cho HS từ hàm số  nêu ra các đặc điểm tương tự cho hàm số .
2. GV chọn hai HS lên bảng làm bài; GV tổ chức cho HS thảo luận để tìm ra các bước vẽ đồ thị hàm số; Chỉ ra được trường hợp nào đồ thị hàm số cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt. GV kết luận, HS ghi vào vở: Các bước để vẽ đồ thị hàm số bậc hai và nhận xét đồ thị hàm số  cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt khi  có hai nghiệm phân biệt.
3. Hoạt động 3:  Luyện tập
a) Mục tiêu: HS rèn luyện nội dung kiến thức đã học trong bài:
  • Xác định trục đối xứng, tọa độ đỉnh của đồ thị hàm số.
  • Dựa vào đồ thị hàm số bậc hai xác định tọa độ đỉnh, trục đối xứng của đồ thị hàm số.
  • Xác định các hệ số a, b, c của hàm số  dựa vào các điều kiện cho trước.
b) Tổ chức thực hiện
#1: GV giao cho HS hệ thống câu hỏi, bài tập và yêu cầu làm vào vở.
Nội dung: HS được yêu cầu làm các bài tập sau đây: Như trong kế hoạch bài dạy
 
#2: HS làm bài tập. GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.
Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:
Câu 1. D
Câu 2. A
Câu 3. A
Câu 4. B
Câu 5: A
Câu 6: Kết quả như hình trên.
#3: GV giải bài tập, thảo luận và kết luận.
GV chọn sáu HS lên bảng làm bài; tổ chức cho HS thảo luận câu 4 từ đồ thị đọc được giả thuyết bài toán, câu 5 từ đồ thị đọc được giả thuyết bảng biến thiên; GV kết luận như mục sản phẩm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học giải quyết bài toán trong thực tế.
b) Tổ chức thực hiện
#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện
Nội dung: Bài toán thực tế (Như trong kế hoạch bài dạy)

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
Sản phẩm: Bài làm trong vở bài tập.
#3: GV yêu cầu HS nộp bài làm vào buổi học tới để nhận xét, đánh giá (có thể sử dụng để cho điểm quá trình đối với một số HS).
#4: GV trả lại bài đã nhận xét cho HS ở một thời điểm thích hợp và nhận xét chung.
 
Thông tin bài học
Nội dung trọng tâm của bài học hướng dẫn học sinh cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
Hàm số bậc hai
Thuộc chủ đề:
Học liệu số
Gửi lên:
06/09/2022
Lớp:
Lớp 10
Môn học:
Đại số
Xem:
3.168
Tải về:
Thông tin tác giả
Bùi Hoàng Lam
Họ và tên:
Bùi Hoàng Lam
Đơn vị công tác:
Trường THPT Định Thành
Địa chỉ:
Trường THPT Định Thành - Lung Chim - Định Thành - Đông Hải - Bạc Liêu
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Thiết kế bài giảng điện tử 2021
Học và làm theo Bác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây